Cách xử lý vết thương lở loét ở người bệnh tiểu đường
Các vết thương, vết lở loét da là biến chứng thần kinh ngoại biên thường xuyên xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường). Đây là những biến chứng hết sức nguy hiểm, có khá nhiều người đã phải cắt cụt chân, tay và trở nên tàn phế chỉ bởi căn bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do người bệnh chưa biết xử lý đúng cách nên phải nhận hậu quả nặng nề. Chẳng hạn như trường hợp của chị Hà (sống tại Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội) có bố bị bệnh tiểu đường, bố chị đã 64 tuổi và đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Trong khoảng 1 tuần gần đây, trên bàn chân bố chị xuất hiện các vết lở loét do tiểu đường khiến chị khá lo lắng. Chị Hà đã thử nhiều cách để chữa vết thương cho ba mình như dùng oxy già sát trùng, dùng lá đắp, dùng băng gạc….nhưng tình trạng không đỡ mà ngày càng nặng hơn, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài ba chị sẽ phải cắt chân.
Theo y học, đây được gọi là biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những bệnh nhân có máu lưu thông kém. Biến chứng này bắt đầu với các dây thần kinh dài nhất, vì vậy chân và bàn chân là nơi thường bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó sẽ đến tay và cánh tay.
Dấu hiệu để nhận biết biến chứng dây thần kinh ngoại biên
- Ngón chân, bàn chân sẽ có cảm giác tê, không có cảm giác đau, mất cảm giác về sự thay đổi nhiệt độ.
- Tình trạng xấu hơn vào ban đêm, có cảm giác nóng, buốt, ngứa khó chịu
- Khi đi bộ có cảm giác đau
- Một số người sẽ khá nhạy cảm với các tiếp xúc dù là nhỏ nhất, cơ bắp khá yếu
- Khi nghiêm trọng sẽ bắt đầu xuất hiện các vết lở loét, dị tật, nhiễm trùng và khá đau ở các khớp xương.
Khi các vết lở loét da do bệnh tiểu đường được xử lý đúng cách sẽ giúp các vết thương mau lành, đồng thời tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Cách xử lý vết thương, vết lở loét do bệnh tiểu đường
- Để cao chân lên: nhằm giảm áp lực của vết loét, giúp chúng thông thoáng hơn.
- Bắt đầu chăm sóc vết thương: trước tiên cần rửa sạch vết thương với nước muối, đồng thời thay băng thường xuyên. Cần sử dụng loại băng tạo sự thông thoáng để vết thương mau lành hơn, những vùng xung quanh vết loét cũng cần được giữ sạch.
- Dùng kháng sinh: khi nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm trùng, nhằm phòng ngừa sự lây nhiễm người bệnh nên sử dụng kháng sinh.
- Đặc biệt là cần kiểm soát đường huyết: các vết loét này một khi bị nhiễm trùng có thể làm tăng mức đường huyết. Đường huyết tăng -> khả năng miễn dịch giảm -> vết thương lâu lành. Vì vậy, điều quan trọng là cần kiểm soát đường huyết bằng cách thông qua qua chế độ ăn uống, dinh dưỡng, dùng thuốc giúp hạ đường huyết và duy trì ở mức ổn định. Khi đường huyết tăng quá cao có thể tiêm insulin để kiểm soát tốt nhất (tuy nhiên cần hạn chế vì dễ gây tác dụng phụ).
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết hiệu quả để tránh gây ra các biến chứng thần kinh ngoại biên này. Nếu không may mắc phải mọi người cũng cần phải xử lý vết thương đúng cách theo cách trên hoặc có thể đến bệnh viên để bác sĩ xử lý vết thương. Hơn nữa, trong quá trình này mọi người nhớ kiêng cữ hợp lý nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét