Biến chứng cực nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường khi không được điều trị sẽ dẫn tới những biến chứng (tổn thương) cực kì nghiêm trọng mà người bệnh không thể lường trước được. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như: thận, tim, thần kinh, mắt, mạch máu. Cho dù bạn mắc tiểu đường Tuyp 1 hay 2 đều không thể thoát khỏi những nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm này. Vậy những biến chứng bệnh tiểu đường bao gồm những biến chứng nào.
Biến chứng bệnh tiểu đường cực nguy hiểm
Biến chứng bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại: biến chứng mạn tính và biến chứng cấp tính.
Biến chứng mạn tính:
Đây là biến chứng xảy ra là một phần tất yếu của quá trình phát triển bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi người bệnh không thể kiểm soát được lượng đường huyết. Từ đó là tác nhân gây hư hạo đến hệ thống mạch máu, giảm đáng kể lưu lượng máu để nuôi dưỡng các cơ quan cơ thể mới sinh ra những biến chứng mạn tính. Các biến chứng có thể kể đến như:
- Mắc các vấn đề về tim mạch: theo thống kê cho thấy trên 65% người bệnh tiểu đường tử vong là do bệnh tim và chứng đột quỵ. Đây là hệ lụy nghiêm trọng về tim mạch mà người bệnh tiểu đường rất dễ gặp phải. Một khi mắc bệnh tiểu đường, họ rất dễ dẫn tới các chứng khác như xơ cứng động mạch, coa huyết áp, nhồi máu cơ tim, liệt, tai biến mạch máu não hoặc thậm chí là tử vong. Vì vậy, người mắc bệnh nên đặc biệt chú trọng.
- Biến chứng về mắt: đây là hậu quả do đường huyết tăng cao làm tổn thương đến mao mạch ở đáy mắt gây nên bệnh võng mạc. Người mắc bệnh sẽ cảm thấy thị lực suy giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn là mù lòa. Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác về mắt như: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường cũng nên thường xuyên đi khám mắt, nếu phát hiện thị lực giảm, hoặc đau khi ấn vào quầng mắt cần lập tức đi khám ngay.
- Biến chứng về thần kinh: đây là biến chứng khá phổ biến ở nhiều người bệnh tiểu đường. Có thể là bệnh thần kinh ngoại biên tức các dây thần kinh bị ảnh hưởng, cảm giác đau, nóng thần kinh. Hoặc có thể là bệnh thần kinh tự chủ: tức ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát hoạt động nhịp tim, nhịp thở hoặc các tuyến tiết (dịch, mồ hôi)….
- Biến chứng bệnh thận: khi lượng đường trong máu cao là lúc hàng triệu vi mạch (là các mạch máu nhỏ) trong cơ thể bị tổn thương, lúc này khả năng bài tiết, lọc của thận bị suy giảm, nặng hơn là không hồi phục.
- Biến chứng nhiễm trùng: đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển rất nhanh, có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Do đó mà cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng, viêm loét, …và thường kéo dài rất lâu.
Biến chứng cấp tính:
Đây là các trường hợp xảy ra đột ngột, thời gian ngắn nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
- Hạ đường huyết: nguyên nhân là do dùng thuốc quá liều, ăn uống kiêng cử quá mức hoặc có trường hợp không ăn mà dùng thuốc, tập luyện thể thao quá mức, hoặc uống quá nhiều bia rượu….Các trường hợp này có thể làm lượng đường huyết giảm xuống dưới 3.6 mmol/l. Dấu hiệu để người bệnh nhận biết tình trạng này là: cơ thể mệt mỏi, tay chân run, bụng đói cồn cào, đổ nhiều mồ hôi, bủn rủn, choáng váng, trông ngực đánh mạnh.
Lưu ý: trong trường hợp này cách xử trí là nên nhanh chóng ăn thức ăn nhẹ như súp, cháo, hoặc uống một cốc nước đường, ăn 1 viên kẹo sau đó nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi người bệnh đã dần tỉnh táo trở lại, có thể bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng (cần nhớ nên đưa người bệnh đến ngay trạm y tế gần đó để được xử trí kịp thời).
- Tăng đường huyết dẫn tới hôn mê: đây là trường hợp khi đường huyết tăng làm hôn mê, biến chứng này khá nặng và có thể khả năng dẫn tới tử vong cao, người bệnh cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Có thể thấy những biến chứng bệnh tiểu đường khá nghiêm trọng và rất nguy hiểm. Tuy đây là căn bệnh không thể chữa khỏi nhưng người bệnh có thể kiểm soát được đường huyết của mình. Ăn uống, tập luyện đồng thời uống thuốc đều đặn, đúng bữa có thể giúp bạn sống khỏe chung với căn bệnh này.
>>> Xem thêm: Thuốc Tiểu Đường Hoàn Difoco
Nhận xét
Đăng nhận xét