Các biểu hiện của bệnh tiểu đường dễ nhận thấy

Hiện nay bệnh tiểu đường là một trong những nhóm bệnh lý nội khoa chuyển hóa khá phổ biến trong cuộc sống. Để hiểu hơn về bệnh tiểu đường là gì, cácbiểu hiện của bệnh tiểu đường cũng như phương pháp chữa trị. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Định nghĩa về bệnh tiểu đường

Theo y học bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là một căn bệnh gây rối loạn chuyển hóa mãn tính. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ mất đi khả năng sử dụng hoặc tiết ra hoocmon insulin một lượng thích hợp cho cơ thể.
Khi mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn quá cao do nhiều nguyên nhân. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Bệnh tiểu đường có mấy loại

Hiện nay, dựa vào biểu hiện của bệnh tiểu đường các chuyên gia phân bệnh tiểu đường thành ba loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ. Chúng ta hãy tìm hiểu từng loại cụ thể.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn được gọi là chứng rối loạn tự miễn. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào tuyến tụy thay vì tấn công các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự  mất cân bằng lượng insulin trong cơ thể và tăng lượng đường huyết trong máu của người bệnh.
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các biểu hiện của bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ em hay trẻ vị thành niên. Với bệnh tiểu đường tuýp 1 nguyên nhân mắc bệnh có thể là do sự kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường sống.
Một người sẽ có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu gặp phải một trong các nguyên nhân dưới đây:
  • Cha mẹ hoặc anh chị em đã bị bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Tiếp xúc với một số virus nên gây bệnh
  • Trong cơ thể có sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường
  • Thiếu hụt vitamin D, sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò sớm, hoặc ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Bệnh  tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có một tên gọi khác là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM). Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi trưởng thành, nhưng hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi do tỷ lệ béo phì ngày càng cao.
Ta sẽ không phát hiện được biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2 khi bệnh đang ở mức độ nhẹ. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, các tế bào của cơ thể bạn trở nên đề kháng với insulin và tuyến tụy, chúng không thể tạo ra đủ lượng insulin đủ lượng cơ thể cần. Thay vì hoạt động di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn, tạo nên lượng đường trong máu tăng cao.
Các bác sĩ cho rằng yếu tố di truyền và môi trường là một phần liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra vấn đề thừa cân béo phì là yếu tố chủ yếu cho sự phát triển bệnh, nhưng thực tế thì không phải tất cả những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân, nên việc thăm khám thường xuyên là cách phát hiện bệnh tiểu đường rất cần thiết.
  • Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai. Đây là căn bệnh này có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Nhưng bạn hoàn toàn yên tâm, bệnh sẽ tự hết khi bạn sinh con.
Nhận biết ngay các biểu hiện của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị

2. Biểu hiện của bệnh tiểu đường

Uống nước và đi tiểu liên tục

Một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường là việc bạn khát và đi tiểu liên tục. Bởi khi bạn mắc bệnh tiểu đường, thận sẽ không hấp thụ được lượng đường dư thừa. Lượng đường này tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Đó là lý do khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, đi tiểu nhiều cơ thể mất nước nên bạn sẽ thường xuyên khát, cứ khát và uống như vậy khiến bạn đi tiểu liên tục.
Với một cơ thể người bình thường sẽ đi tiểu 4-10 lần trong ngày.  Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn, đó là cách phát hiện bệnh tiểu đường.

Đói quá mức

Nếu cơ thể bạn luôn ở trạng thái đói quá mức kết hợp cùng với sự khát nước và đi tiểu được liên tục. Đó là biểu hiện của bệnh tiểu đường và bạn nên sớm gặp bác sĩ. Khi cơ thể của bạn không thể sản xuất đủ insulin cần thiết hoặc nếu nó không đáp ứng việc chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Đó chính là lý do dù đã ăn uống đầy đủ nhưng bạn vẫn cảm thấy đói.

Mệt mỏi

Mệt mỏi liên tục là một biểu hiện của bệnh tiểu đường. Khi tế bào trong cơ thể của bạn không có đủ glucose để tạo thành năng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ với cảm giác đói. Hoặc việc mất nước do bạn đi tiểu thường xuyên cũng là một lý do làm bạn thấy mệt mỏi.

Mờ mắt

Khi bạn cảm thấy mắt nhìn mờ mà bạn không có bất kỳ mắc bệnh nào về mắt, nó có thể là một biểu hiện của bệnh tiểu đường. Dấu hiệu mờ mắt là do sự dịch chuyển chất lỏng trong tròng mắt của mắt bạn, khiến tròng mắt sưng lên và thay đổi hình dạng.
Nếu bạn điều trị lượng đường trong máu ổn định thì biểu hiện mờ mắt có thể được cải thiện, thị lực của bạn sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tiểu đường, mắt bạn sẽ có những biến chứng nặng hơn và dẫn đến chứng mù.

Giảm cân đột ngột

Một biểu hiện của bệnh tiểu đường đó là cơ thể bị giảm cân đột ngột. Bạn bị mất rất nhiều trọng lượng cơ thể trong khi bạn không hề thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Vì khi mắc bệnh tiểu đường cơ thể bạn không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng, các chất béo và cơ lúc này sẽ bị đốt để lấy năng lượng nuôi cơ thể, đó là lý do khiến cân nặng của bạn bị giảm đi.
Nhận biết ngay các biểu hiện của bệnh tiểu đường
Biểu hiện của bệnh tiểu đường đó là cơ thể bị giảm cân đột ngột

Vết thương hở lâu lành

Nếu trên cơ thể của bạn có vết thương hở nào đó nào đó lâu lành thì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu của mỗi cơ thể không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn làm cho sự tuần hoàn máu kém hơn, máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da có vết thương hở. bàn chân chính là vị trí hay gặp nhất, nhất nhiều bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.

3. Chữa trị bệnh tiểu đường như thế nào?

Chữa trị bằng chế độ ăn uống
Người đang trong quá trình chữa trị bệnh tiểu đường cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm, béo, vitamin, muối khoáng một cách hợp lý. Bệnh nhân cần giữ lịch các bữa ăn đúng giờ,  ăn thịt tối đa 2 bữa, các bữa còn lại nên đưa rau và các sản phẩm ngũ cốc vào thực đơn.

Khi phát hiện ra cơ thể có các biểu hiện của bệnh tiểu đường, bạn nên  oại bỏ các thức ăn nhiều mỡ và ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột,…trong bữa ăn hằng ngày.

Khi không muốn ăn bạn cũng không nên bỏ bữa, hãy tìm cách để tạo cảm giác ngon miệng trong bữa ăn. Không ăn quá nhiều trong một bữa. Thức ăn nên được chế biến dạng luộc và nấu chín, không nên rán, chiên, dùng mỡ động vật.

Khi bác sĩ yêu cầu bạn phải ăn kiêng và hạn chế số lượng thức ăn, bạn cần phải thực hiện giảm thức ăn một cách từ từ  theo thời gian để cơ thể quen dần. Không nên ăn kiêng đột ngột, điều này sẽ có tác động xấu đến đường huyết của cơ thể. Khi lượng đường huyết đã đạt được mức yêu cầu, bạn cần thực hiện duy trì chế độ ăn kiêng thường xuyên, không nên tăng giảm theo ý của mình.

Chữa trị bằng chế độ vận động

Theo những khuyến cáo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, với những bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần.
Bạn có thể lựa chọn loại vận động dẻo dai như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên luyện tập đạt đủ cường độ để làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp của cơ thể.
Khi cơ thể đã xuất hiện những biểu hiện của bệnh tiểu đường hay nặng hơn là các biến chứng của bệnh, người bệnh nên chủ động vận động nhẹ nhàng. Tuyệt đối bệnh nhân không mang vác vật nặng, nên bơi lội, đạp xe, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay hợp lý. Bạn không nên thực hiện các bài vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.
Nhận biết ngay các biểu hiện của bệnh tiểu đường
Chữa trị bằng chế độ vận động rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Chữa trị bằng thảo dược

Trên thực tế thì trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược rất tốt cho người đang điều trị bệnh tiểu đường. Một số loại điển hình bạn dễ dàng tìm như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài,… Người bệnh có thể kết hợp các thảo dược này trong chế độ ăn uống cùng với phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ sẽ tốt trong quá trình điều trị bệnh.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, khi các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại không thể tiết ra insulin cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc insulin.
Khi cơ thể bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin là do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất lượng glucose từ gan. Bạn sẽ được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, giảm quá trình kháng insulin và ngăn ngừa sự hấp thụ lượng carbohydrate ở ruột. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cần xin ý kiến bác sĩ..
Qua bài viết của chúng tôi, chắc hẳn bạn đã bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích về bệnh tiểu đường cũng như nắm được những biểu hiện của bệnh tiểu đường. Việc giữ cho mình một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như thường xuyên khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm bắt và kiểm soát sức khỏe của mình tốt hơn. Chúng tôi luôn đồng hành để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường

Cách xử lý vết thương lở loét ở người bệnh tiểu đường

Mua thuốc Tiểu Đường Hoàn giá bao nhiêu tốt?