Các nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều ý thức rằng tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như là tính mạng của con người. Nhưng nếu bạn phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp từ các nhóm thuốc điều trị tiểu đường sẽ làm bệnh thuyên giảm và không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nhóm thuốc điều trị tiểu đường qua bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường có mấy dạng?
Hiện nay các chuyên gia trong ngành phân bệnh tiểu đường thành 3 dạng chính: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Chúng ta cùng tìm hiểu về từng dạng tiểu đường qua những thông tin dưới đây.
Tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường được phát hiện chủ yếu ở lứa tuổi trẻ em. Bệnh tiểu đường uống thuốc gì? Đối với những trường hợp này bệnh sẽ tự miễn dịch. Khi hệ miễn dịch của trẻ phá hủy nhầm các tế bào trong tuyến tụy, có trách nhiệm sản xuất insulin cho cơ thể thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Vì khi đó cơ thể trẻ không có khả năng tự điều chỉnh lượng đường khi Insulin không được sản sinh, gây thừa đường.
Tiểu đường tuýp 2
Bạn có biểu bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được gọi là một căn bệnh lối sống gây ra. Khi chúng ta có lối sống không lành mạnh cộng thêm chế độ ăn không hợp lý có thể làm gián đoạn những hoạt động của insulin. Khi cơ thể không tiết đủ lượng insulin cần thiết, hoặc insulin không có tác dụng làm giảm đường trong máu nữa bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Trong cuộc sống hiện nay, có đến 85-90% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, với tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ chưa được phân loại cụ thể.
Với bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ được chia nhỏ thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Bệnh tiểu đường thuộc dạng tự miễn dịch nặng (SAID), ảnh hưởng trực tiếp đến những người khỏe mạnh từ khi còn trẻ. Vì cơ thể họ không thể sản xuất ra insulin cần cho cơ thể.
- Nhóm 2: Bệnh tiểu đường thuộc dạng thiếu insulin nặng (SIDD), tương tự như dạng SAID về những mặt đối tượng ảnh hưởng là những người trẻ khỏe mạnh. Những dạng này không phải do hệ miễn dịch của cơ thể gây ra.
- Nhóm 3: Bệnh tiểu đường thuộc dạng kháng insulin nặng (SIRD), ảnh hưởng đến những người có thừa cân béo phì, những người đã kháng insulin mức độ nặng.
- Nhóm 4: Bệnh tiểu đường nhẹ liên quan đến bệnh béo phì (MOD), dạng này cũng ảnh hưởng đến người béo phì nhưng có xu hướng phát triển sớm hơn. Dĩ nhiên nó có thể được kiểm soát nếu bạn chịu thay đổi lối sống và sử dụng thuốc metformin là loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2.
- Nhóm 5: Bệnh tiểu đường nhẹ liên quan đến tuổi tác (MARD), dạng này ảnh hưởng đến người cao tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2. Đây được cho là dạng bệnh tiểu đường thường gặp nhất trong 5 dạng bệnh nói trên.
Tiểu đường thai kỳ
Theo những thống kê mới nhất hiện nay thì tỷ lệ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có xu hướng gia tăng. Có rất nhiều trường hợp bà bầu bị tai biến nặng do lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý.
Bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, mà còn để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho thai nhi, có những hậu quả sẽ tồn tại ngay cả sau khi em bé chào đời. Các bà bầu có nguy cơ bị đa ối, sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng thận, quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, băng huyết sau sinh, … Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ làm thai nhi của bạn có nguy cơ bị dị tật thai, rối loạn tăng trưởng.
Vậy thuốc chữa tiểu đường hiệu quả nhất cho bà bầu là gì? Với bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu sẽ không phải sử dụng thuốc mà chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý để cân bằng lượng đường trong máu. Bệnh sẽ tự khỏi sau khi bạn sinh em bé.
Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường
Trên thị trường có rất nhiều các nhóm thuốc điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số loại thuốc chữa tiểu đường hiệu quả nhất mà các bác sĩ hay kê cho bệnh nhân điều trị.
Metformin (Dimethylbiguanide)
Bạn biết không Metformin là loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam. Đây là loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và tăng cân đột ngột.
Thuốc Metformin gây ra những tác dụng không mong muốn ở hệ tiêu hóa, bạn hãy dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn và bắt đầu bằng liều lượng thấp (khoảng 500mg/ngày). Bạn lưu ý thuốc chống chỉ định cho các bệnh nhân mắc suy tim nặng, bị bệnh gan, bệnh thận, người đang bị nhồi máu cơ tim, choáng nhiễm trùng….
Thuốc Metformin điều trị bệnh tiểu đường
Sulfonylurea
Thuốc Sulfonylurea là một trong các loại thuốc tiểu đường có khả năng làm giảm 50 – 60 mg/dl lượng glucose, và giảm khoảng 2% HbA1c trong máu. Khi sử dụng thuốc bạn cần lưu ý, đây là thuốc không được sử dụng trong điều trị tăng glucose máu ở những bệnh nhân mắc tiểu đường týp 1, nhiễm toan ceton, người bệnh có thai hay một số tình trạng bệnh khác.
Thuốc Sulfonylurea điều trị bệnh tiểu đường
Nateglinide / Repaglinide
Bệnh tiểu đường uống thuốc gì? Nateglinide / Repaglinide là loại thuốc giúp kích thích bài tiết insulin sau khi ăn nhờ thành phần có chứa nhóm benzamido. Hơn nữa bạn có thể sử dụng Repaglinide cùng Repaglinid với NPH trước khi bạn đi ngủ đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Thuốc ức chế enzym Alpha – glucosidase
Thuốc ức chế enzym Alpha – glucosidase cũng là một trong các nhóm thuốc điều trị tiểu đường được khuyên dùng. Thuốc này có khả năng làm giảm hấp thụ monosaccharide, giúp bạn hạ lượng glucose trong máu sau mỗi bữa ăn.
Thuốc ức chế enzym Alpha – glucosidase điều trị bệnh tiểu đường
Glitazone
Thuốc điều trị đái tháo đường Glitazone làm tăng nhạy cảm của nhóm cơ và các tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hóa PPAR γ, điều này làm tăng thu nạp lượng glucose từ máu. Glitazone sẽ làm tăng nhạy cảm của insulin ở trên cơ vân, mô mỡ kết hợp ngăn cản quá trình sản xuất glucose từ gan Gliptin trên cơ thể người bệnh.
Thuốc Glitazone điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường có tác dụng phụ không?
Theo những nghiên cứu mà chúng tôi được biết thì tất cả các loại thuốc điều trị đái tháo đường đều có những tác dụng phụ nhưng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người bệnh trong và sau quá trình điều trị. Khi nhận đơn thuốc từ các bác sĩ điều trị, bạn sẽ được thông báo về các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường.
Những tác dụng phụ của thuốc sẽ biến mất khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc, và hoàn toàn không để lại các di chứng về sau. Một số biểu hiện của các tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc tiểu đường là dị ứng thuốc, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy.
Có một số ít là gặp tác dụng phụ trên gan, thận khi uống thuốc hoặc các chất ức chế. Bạn có thể phát hiện điều này thông qua phương pháp xét nghiệm máu, những tác dụng phụ này cũng sẽ hết khi bạn ngừng uống thuốc.
Qua những chia sẻ trên của chúng tôi, hy vọng bạn đã nắm bắt được những thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường cũng như các nhóm thuốc điều trị tiểu đường hiệu quả hiện nay. Bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè người thân cùng đọc. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về căn bệnh tiểu đường nguy hiểm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp bởi các chuyên gia đầu ngành. Chúc bạn có một cơ thể khỏe mạnh!
Nhận xét
Đăng nhận xét