Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là bệnh lý nan y có những biến chứng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải không có biện pháp chữa trị. Nếu bạn kết hợp giữa việc áp dụng những lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc điều độ và thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp thì hoàn toàn có thể hạn chế được biến chứng mà bệnh gây ra.
Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiểu đường
Để có những biện pháp ngăn ngừa cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường mang lại thì trước tiên người bệnh cần phải biết được nguyên nhân gì dẫn đến bệnh tiểu đường.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp thì hoàn toàn có thể hạn chế được biến chứng mà bệnh gây ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường dẫn đến bệnh tiểu đường như:
- Người bị béo phì làm tăng nguyên nhân bị bệnh tiểu đường.
Thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa sang nhiều dạng để cơ thể có thể hấp thụ, trong đó có một chất được gọi là glucose. Một lượng lớn glucose được thẩm thấu vào trong mạch máu và từ đây sẽ theo các mạch máu mà tuần hoàn đi khắp cơ thể.
Trong cơ thể tồn tại một chất đề kháng với tên gọi insulin. Chất này có tác dụng duy trì ổn định lượng glucose trong máu và giúp cho glucose từ các mạch máu đến được các tế bào cần sử dụng.
- Hiện tượng béo phì xảy ra là do cơ chế vận chuyển và chuyển hóa glucose trong cơ thể bị hạn chế
Hiện tượng béo phì xảy ra là do cơ chế vận chuyển và chuyển hóa glucose trong cơ thể bị hạn chế mà nguyên nhân trực tiếp là do số lượng các kháng thể insulin trong cơ thể và trên màng tế bào bị giảm sút mạnh
Hệ quả trực tiếp từ việc giảm sút các kháng thể insulin là tuyến tụy phải hoạt động quá sức để sản xuất insulin nhưng không mang lại hiệu quả và dẫn đến việc chuyển hóa lượng glucose trong máu không thể duy trì ở mức bình thường. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường.
- Stress và mỡ bụng là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiểu đường: Các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu quốc gia mới đây vừa công bố rằng, những người có lượng mỡ bụng bị tích tụ và thường xuyên bị stress cũng có nguy cơ bị tiểu đường khá cao.
Bạn nên loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt và xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, hợp lý.
- Những người ít vận động cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao. Theo PGS.TS Tạ Văn Bình, những người thường xuyên ngồi một chỗ làm việc trong thời gian dài và ít vận động như dân văn phòng thường có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 3 lần so với những người lao động bình thường.
- Những người thường xuyên sử dụng các loại thịt đỏ đã được sơ chế như xúc xích kẹp bánh mỳ, hotdog, thịt lợn muối xông khói … sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 rất cao, đặc biệt là những loại càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường như: bỏ bữa sáng, ngủ không đủ giấc, buồng trứng đa nang, ngáy ngủ, giờ giấc sinh hoạt làm việc không bình thường…
Để hạn chế việc bị bệnh tiểu đường hoặc làm giảm nguy cơ những biến chứng của bệnh tiểu đường các bạn nên loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt và xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, hợp lý.
Nên có những hiểu biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Ngoài những chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị bệnh tiểu đường, bạn cũng nên chủ động trong việc tìm hiểu thông tin và xây dựng cho mình những hiểu biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường hợp lý và khoa học.
Đối với những người béo phì, cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ béo phì đó chính là bạn phải cân đối số cân nặng của mình, thực hiện chế độ giảm cân hợp lý và kiểm soát số lượng calo nhập vào và tiêu hao đi của cơ thể
Có chế độ tập luyện thể dục, thể thao hợp lý. Tại Phần Lan, một số nhà khoa học đã đưa ra minh chứng nếu bạn tập luyện thể dục thể thao khoảng tầm từ 30 -35 phút mỗi ngày mặc dù không có tác dụng giảm cân nhưng có thể ngăn ngừa đến 80% nguy cơ bị đái tháo đường
Kết hợp hợp lý giữa hoạt động và nghỉ ngơi. Bạn có thể lựa chọn một số loại hình tập luyện như yoga, đi bộ, tập Gym hay ngồi thiền để rèn luyện thân thể trước khi khởi đầu một ngày mới. Trước khi bắt tay vào hoạt động nào bạn nên hít một hơi thật sâu và thở ra một hơi thật dài để giúp cơ thể thanh lọc. Đồng thời trong tuần bạn nên để ra một ngày để nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình. Duy trì tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn ngăn ngừa được đa số các loại bệnh đấy.
Tạo cho mình một giấc ngủ ngon và sâu cũng là một cách giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả, bởi khi bạn bị mất ngủ thì sẽ khiến cho hệ thống thần kinh hoạt động không thông suốt, dễ bị rối loạn. Chính điều này sẽ gây ảnh hưởng đến những kháng thể insulin kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể.
Và một điều cần đặc biệt lưu ý đó chính là xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường hợp lý và khoa học.
Nên ăn những gì khi bị bệnh tiểu đường?
Trong bữa ăn nên bổ sung nhiều chất xơ:
Đối với tất cả các bệnh nhân nói chung và những bệnh nhân bị đái tháo đường nói riêng thì chất xơ là một trong những chất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường có hiệu quả ngăn ngừa và hạn chế biến chứng của bệnh. Chất xơ có tác dụng rất lớn trong việc giảm cholesterol trong máu và giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đây được xem là 2 trong số những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường.
Chất xơ xuất hiện nhiều trong các loại cây có vỏ, khoai, các loại hạt, đậu, gạo lứt và các loại ngũ cốc.
Bổ thêm thực phẩm nhiều chất xơ trong bữa ăn.
Nên ăn nhiều thức ăn có chứa Omega 3
Omega-3 là một trong những thành phần có tác dụng rất tốt trong việc làm hạ đường huyết, giảm viêm và các nguy cơ về tim mạch hay đột quỵ. Những thực phẩm có chứa nhiều omega-3 mà bạn nên lựa chọn là quả óc chó, cá hồi, đậu nành, cá trích, cá ngừ, hạt lanh, dầu hạt óc chó, và các viên bổ sung dầu cá
Cần chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp.
Những thực phẩm có chỉ số GI thấp bao gồm: Bánh mì, các loại lương thực như gạo, lúa mì, yến mạch, khoai, …; Nhóm các loại quả chín, rau, đậu, sữa và đường kính. Tùy thuộc vào chỉ số đường huyết của từng bệnh nhân ở từng giai đoạn mà có sự lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Đối với những người bị đái tháo đường nặng thì nên thực hiện chế độ nhiều bữa ăn và cần phải hạn chế tối đa lượng tinh bột đưa vào cơ thể mà thay vào đó là bữa ăn với nhiều rau xanh và chất xơ.
Nên thay đường kính bằng chất bột đường phức hợp.
Bởi vì cần nhiều hơn thời gian để phân hủy từ đường thành glucose nên quá trình hòa tan của đường phức hợp và chuyển hóa thành năng lượng châm hơn rất nhiều so với bình thường. Vì vậy nên sau khi ăn, chỉ số GI sẽ không bị đột ngột tăng cao, giúp giảm thiểu lượng glucose lưu thông trong máu.
Lượng đường phức hợp trong tự nhiên có nhiều ở: mận, lê, trái bơ, hầu hết các loại rau củ, đậu (đậu hòa lan, đậu hạt, đậu lăng), bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc và mì ống; và các sản phẩm bơ sữa ít béo.
Trên đây là một số kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường mà bạn nên biết và hiểu rõ để có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh và hạn chế tối đa khả năng bị biến chứng của loại bệnh này.
Nhận xét
Đăng nhận xét